Đơn vị Kỹ Thuật Việt chuyên thi công sửa chữa lắp đặt tủ điện 03 pha công nghiệp – Hiệu quả – An toàn – Chuyên nghiệp

Không gian bên trong của tủ điện 3 pha rất rộng, lại được thiết kế khoa học nên rất thuận tiện trong việc vận hành, điều chỉnh và nối các dây điện bên trong ra ngoài kết nối với nguồn điện chính. Các mạch điện có mối nối chắc chắn, hiển thị thông số rõ ràng không bị nhầm lẫn và dễ dàng cho các kĩ thuật viên sửa chữa, bảo trì tủ điện hơn.

Những loại tủ điện cơ bản được lắp điện 3 pha

Lắp tủ điện 3 pha điều khiển

Tủ điện công nghiệp 3 pha điều khiển được xem là đầu não của các thiết bị điện, có chức năng điều khiển và bảo vệ được các thiết bị cung cấp, đóng cắt điện ứng dụng trong các công trình tòa nhà chung cư, khu công nghiệp văn phòng, hệ thống điện nhà máy điều khiển động cơ điện 3 pha vì nó đáp ứng được cường độ điện tải với việc sử dụng nguồn điện lớn cũng như được sự khắt khe của môi trường nhiệt độ bên ngoài tại nhà máy, Ngoài ra, việc các thiết bị điện được bố trí rõ ràng rất thuận lợi cho việc tháo lắp các mối nối thiết bị trong tủ điện.

Các tủ điện điều khiển 3 pha thường được thiết kế kế lớn thông thoáng cùng giá đỡ, lỗ đi dây, cũng như đồng hồ đo giúp việc bố trí các thiết bị đóng cắt và điều khiển như MCCB, hệ thống Contactor, Relay nhiệt, relay thời gian, và bộ điều khiển trung tâm…

Lắp tủ điện 3 pha phân phối

Tủ điện 3 pha phân phối là loại tủ điện lớn có cấu tạo phức tạp được ứng dụng để phân phối điện cho các nhánh, các hệ thống điện nhỏ, có nhiệm vụ phân chia các thiết bị điện theo cùng một hệ thống chung để dễ dàng cho dòng điện đi qua, kĩ thuật viên dễ kiểm soát và sửa chữa, loại này còn có khả năng giúp tiết kiệm điện và không phát ra tiếng ồn khi hoạt động, không ảnh hưởng đến hệ thống nguồn điện chung nên được nhiều người lựa chọn hơn.

Lắp tủ điện 3 pha chiếu sáng

Tủ điện 3 pha chiếu sáng thường được dùng để điều khiển các hệ thống đèn chiếu sáng đường phố, vườn hoa, các khu vực công cộng…Tủ thường được thiết kế nhỏ gọn và đơn giản hơn các loại tủ điện 3 pha khác do nhiệm vụ chính của tủ chỉ chứa các thiết bị đóng cắt, điều khiển quy trình tắt mở, hoạt động của hệ thống chiếu sáng, đảm bảo hệ thống chiếu sáng hoạt động liên tục, chính xác.

 

Tủ được chế tạo theo cấp bảo vệ 2 (class II), bảo vệ quá dòng và ngắn mạch bằng aptomat và cầu chì. Tủ điện chiếu sáng 3 pha sử dụng các bộ đóng cắt theo thời gian trong ngày, trong tuần để đóng cắt các contactor ra đèn, các công tắc có chức năng đóng mở sẽ hoạt động theo quy trình được cài đặt sẵn của tủ điện.

Các bước lắp tủ điện 3 pha

Tùy theo yêu cầu kĩ thuật mà tủ điện 3 pha được thiết kế, lắp đặt với nhiều bước khác nhau. Nhìn chung cách đấu tủ điện 3 pha được lắp đặt theo các bước như sau:

Bước 1: Tính thông số kĩ thuật để lựa chọn các thiết bị cần thiết

Trước khi chọn mua tủ điện 3 pha thì người dùng cần xác định được số lượng phụ tải, số nhánh cần phân phối để tính toán được lượng và giá của aptomat, dây dẫn… Các giá trị này cần được cân đối giữa các bài toán kĩ thuật và kinh tế, không lựa chọn giá trị thiết bị quá cao so với nhu cần cần thiết, bởi như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá thành của tổng thể của tủ điện.

Bước 2: Vẽ sơ đồ nguyên lí hoạt động và vị trí bố trí lắp đặt thiết bị

Để việc lắp đặt tủ điện 3 pha được nhanh chóng và an toàn trong quá trình vận hành thì khâu thiết kế sơ đồ mạch đóng một vai trò rất quan trọng. Cách đấu tủ điện 3 pha phải đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết và tối ưu về số lượng vật tư thiết bị điện. Ngoài ra, việc vẽ sơ đồ lắp đặt sẽ thuận tiện hơn cho quá trình thay thế cũng như nâng cấp hệ thống thiết bị điện sau này.

 

Bước 3: Gia công lắp đặt phần vỏ tủ điện

Sử dụng máy CNC (Computer Numerical Control) để gia công các lỗ trên mặt tủ để đặt giá lắp các thiết bị điện như nút nhấn, đèn báo, đồng hồ… Trong trường hợp không có máy CNC cũng có thể khoan bằng tay nhưng phải đảm bảo về độ chính xác và tính thẩm mỹ.

Nguyên tắc lắp đặt thiết bị lên vỏ tủ điện:

  • Các thiết bị lắp trên cao bao gồm: đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị.
  • Thiết bị đặt ở phía dưới là thiết bị điều khiển: nút nhấn, công tắc.
  • Các thiết bị cùng chức năng, các nút công tắc điều khiển lắp trên cùng 1 hàng ngang hoặc hàng dọc để thuận tiện cho quá trình vận hành.

Bước 4: Đấu dây dẫn điện, cấp nguồn và chạy không tải

Đầu cốt phải được đánh dấu phân màu rõ ràng và đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát và sửa chữa khi gặp sự cố. Dây điện tín hiệu và dây mạch lực đi trong các ống gen riêng biệt cách xa nhau. Dây tín hiệu là dây có độ nhạy cao nên bạn phải nhớ trang bị thêm vỏ bọc chống nhiễu và đấu vuông góc với dây mạch lực.

Sau khi đấu dây xong, bạn cần kiểm tra lại hệ thống xem còn thiếu sót gì không trước khi cấp nguồn. Trước khi đưa vào vận hành, nên cho tủ điện chạy không tải khi cấp nguồn để dễ dàng phát hiện những sai sót trước khi đấu tải vào tủ điện.

Đấu nối tủ MSB

Nếu bạn đang lắp đặt 1 tủ điện phân phối tổng MSB. Bạn cần phải xác định được số lượng phụ tải, số nhánh cần phân phối. Để tính toán giá trị của thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ và dây dẫn điện.

Các công việc này cần đội ngũ kỹ sư lành nghề và kỹ thuật cao, tuy nhiên vì một lý do nào đó bạn cần thợ điện để chỉ thực hiện phần đấu nối thì sẽ cung cấp riêng phần dịch vụ này cho quý khách.

Sau khi đấu nối hoàn thiện lắp đặt tủ điện công nghiệp. Thực hiện test tủ bằng đồng hồ trước khi xông điện. Việc này cần phải làm theo các bước và yêu cầu người kiểm tra có kinh nghiệm.

Đấu nối 3 pha cấp điện cho từng tầng

Ví dụ khi cung cấp điện cho tòa nhà khoảng 6 tầng, tòa nhà sử dụng điện ba pha, vậy phải tính toán làm sao để phân pha cho phù hợp, đều tải mà không bị lệch pha. Đấu nối là công tác cuối cùng, sẽ cung cấp nhân lực để thực hiện công tác này cho quý khách hàng.

Đấu nối từ trục Busways cấp cho các tầng căn hộ, hoặc các tủ điện công nghiệp

Thanh dẫn điện Busway là hệ thống phân phối điện được chế tạo sẵn, có chứa thanh dẫn điện được đặt trong một lớp vỏ bảo vệ, bao gồm các thanh dẫn thẳng, thiết bị đấu nối và các phụ kiện khác.

Cấp nguồn 3 pha cho tủ bơm

Dịch vụ đấu nối, cấp nguồn cho tủ điều khiển bơm ba pha dùng để bơm nước trong các ngành thủy lợi, môi trường, và dùng trong các nhà máy sản xuất công nghiệp…

 

Những câu hỏi thường gặp khi lắp đặt, sửa chữa tủ điện công nghiệp 3 pha

Nên lắp tủ điện 3 pha ở vị trí nào?

Vị trí lắp đặt tủ điện 3 pha phải đáp ứng được những yêu cầu của người sử dụng cũng như tính an toàn cho thiết bị và con người. Với tủ phân phối điện thì bạn có thể đặt ở vị trí gần nguồn điện vào, tủ điện 3 pha điều khiển thì đặt ở gần thiết bị được điều khiển để dễ dàng xử lý kịp thời khi có sự cố phát sinh.

Chọn mua tủ điện 3 pha cần lưu ý những gì?

Trước khi chọn mua, bạn phải tìm hiểu thông tin và hiểu về thông số kĩ thuật riêng của tủ điện, sự khác nhau của các loại tủ thì mới có thể chọn lựa tủ phù hợp được. Ngoài ra bạn nên khảo sát giá để tránh mua lầm, tủ điện phải có thương hiệu rõ ràng, nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn. Bạn nên tìm mua tủ điện 3 pha ở những nhà cung cấp và sản xuất sản phẩm uy tín để không phải mua nhầm loại kém chất lượng, có bảo hành dài hạn để tránh trường hợp thiết bị hư hỏng.

Mức giá lắp đặt, sửa chữa tủ điện 3 pha?

Đối với việc lắp đặt tủ điện, mức giá sẽ khác nhau tùy theo loại tủ điện bạn cần lắp cũng như quy mô tủ điện, sơ đồ lắp đặt điện đơn giảnhay phức tạp, sau khi trao đổi trực tiếp với khách hàng, biết được nhu cầu thực tế của các công trình thi công, đội thợ Đơn vị Kỹ Thuật Việt sẽ tư vấn và báo giá cụ thể.
Tùy vào mức độ hư hỏng, thời gian và kỹ thuật sữa chữa sẽ quyết định mức giá sữa chửa tủ điện công nghiệp 3 pha nên không thể cho bạn 1 mức giá cụ thể.

Nếu các thiết bị điện trong tủ điện xảy ra sự cố, mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng đến người dùng?

Bên ngoài tủ điện hay còn được gọi là vỏ tủ, được làm từ thép mạ có phũ một lớp cách điện tốt nên có khả năng chống rò rỉ điện, phóng điện, chống cháy nên rất an toàn đối với người dùng.

Bài viết cùng chủ đề: